Ấn Độ Kiểm duyệt TikTok

Lệnh cấm năm 2019

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2019, Tòa án Tối cao Madras, trong khi xét xử vụ kiện tụng vì lợi ích công ở Ấn Độ, đã yêu cầu Chính phủ Ấn Độ cấm ứng dụng TikTok, với lý do ứng dụng này "khuyến khích nội dung khiêu dâm" và hiển thị "nội dung không phù hợp". Tòa án cũng cho rằng trẻ vị thành niên sử dụng ứng dụng này có nguy cơ trở thành mục tiêu của những kẻ ham muốn tình dục. Tòa án tiếp tục yêu cầu các phương tiện truyền thông đại chúng không phát sóng bất kỳ video nào từ ứng dụng. Người phát ngôn của TikTok tuyên bố rằng bản thân đang tuân thủ luật pháp địa phương và đợi bản sao lệnh của tòa án trước khi ra quyết định.[1] Vào ngày 7 tháng 4, cả GoogleApple Inc. đều đã xóa TikTok khỏi Google PlayApp Store.[2] Khi tòa án từ chối xem xét lại lệnh cấm, công ty TikTok đã tuyên bố rằng nền tảng đã xóa hơn 6 triệu video vi phạm nguyên tắc và chính sách nội dung của ứng dụng.[3]

Vào ngày 25 tháng 4 năm 2019, lệnh cấm đã được dỡ bỏ sau khi Tòa án Tối cao Madras thay đổi quyết định của mình sau lời yêu cầu từ nhà phát triển của TikTok là ByteDance.[4][5] Trong tuyên bố chính thức với giới truyền thông, TikTok cho biết, "Chúng tôi cam kết sẽ liên tục nâng cao các tính năng an toàn của mình như một minh chứng cho cam kết không ngừng nghỉ của chúng tôi với người dùng ở Ấn Độ".[6] Lệnh cấm TikTok của Ấn Độ có thể đã khiến ứng dụng này mất đi 15 triệu người dùng mới.[7]

Lệnh cấm năm 2020

TikTok, cùng với 58 ứng dụng khác đến từ Trung Quốc,[8] Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ cấm hoàn toàn từ ngày 29 tháng 6 năm 2020, với tuyên bố cho rằng chúng "gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự công cộng của Ấn Độ".[9] Lệnh cấm được cho là để đáp trả lại cuộc xung đột quân sự giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc trong đợt tranh chấp lãnh thổ dọc theo biên giới chung giữa Ladakhmiền Tây Trung Quốc.[10][11] Sau một cuộc giao tranh trước đó giữa quân đội hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới vào năm 2017, Ấn Độ cũng đã yêu cầu xóa bỏ hàng chục ứng dụng Trung Quốc khỏi thiết bị vì lo ngại an ninh quốc gia. Các ứng dụng như Sina Weibo, UC BrowserShareit đều đã bị gỡ bỏ từ đó đến thời điểm này.[8]

Chính phủ Ấn Độ cho biết quyết định cấm các ứng dụng này là "để bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư của 1,3 tỷ công dân của họ" và ngăn chặn công nghệ "đánh cắp và lén lút truyền dữ liệu của người dùng trong các máy chủ trái phép bên ngoài Ấn Độ".[11][12] Dev Khare, một đối tác liên doanh Lightspeed India nói rằng mặc dù lệnh cấm ứng dụng của Ấn Độ là một bước đi "dễ chịu" theo chủ nghĩa dân túy, nhưng ông không coi đó là điều xấu vì "đó là điều mà Trung Quốc đã làm lâu rồi" và "phần còn lại của thế giới có quyền làm điều đó với Trung Quốc".[12]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm duyệt TikTok //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://armenpress.am/eng/news/1029718.html https://mincom.gov.az/en/view/news/990/azerbaijan-... https://www.bbc.com/news/technology-53225720 https://beebom.com/tiktok-ban-lifted https://app.beebom.com/indias-tiktok-ban-might-cos... https://www.bloomberg.com/news/articles/2022-04-21... https://www.forbes.com/sites/abrambrown/2021/06/09... https://foreignpolicy.com/2019/01/16/bytedance-can... https://www.hindustantimes.com/world-news/pakistan...